Tử Vi Việt Nam là diễn đàn chuyên về Tử Vi có địa chỉ tại tuvivietnam.vn được thành lập vào năm 2014 bởi thầy Nguyễn Trọng Tuệ (Nickname là Tuetvnb) với mục đích tạo ra môi trường nghiên cứu chuyên sâu và một sân chơi dành cho đông đảo những người yêu thích môn Tử Vi Đẩu Số.
Mục lục bài viết
Tử Vi Việt Nam – Diễn đàn học thuật phi lợi nhuận
Diễn đàn Tử Vi Việt Nam là nơi giao lưu học thuật và cung cấp miễn phí các công cụ lập lá số Tử Vi, lập quẻ dịch, tính toán phong thủy, đặc biệt công cụ lập lá số tử vi của tuvivietnam hiện tại được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng những nhà nghiên cứu Tử Vi tại Việt Nam cũng như hải ngoại…
Xuân Ngưu Đồ nói gì về năm Canh Tý 2020?
Nhân chuyện nói về diễn đàn Tử Vi Việt Nam năm mới 2020 Canh Tý, hãy cùng Cổ Học xem tranh Xuân Ngưu nói gì về năm Canh Tý.
【 地母经 】 庚子年诗云:
太岁庚子年, 人民多暴卒.
春夏水淹流, 秋冬频饥渴.
高田犹及半, 晚稻无可割.
秦淮足流荡, 吴楚多劫夺.
桑叶须後贱, 蚕娘情不悦.
见蚕不见丝, 徒劳用心切.
【 地母经 】 卜曰:
鼠耗出头年, 高低多偏颇.
更看三冬里, 山头起墓田.
[Địa Mẫu kinh] Canh Tý niên thi vân:
Thái tuế canh tí niên, Nhân dân đa bạo tuất.
Xuân hạ thủy yêm lưu, Thu đông tần cơ khát.
Cao điền do cập bán, Vãn đạo vô khả cát.
Tần Hoài túc lưu đãng, Ngô Sở đa kiếp đoạt.
Tang diệp tu hậu tiện, Tàm nương tình bất duyệt.
Kiến tàm bất kiến ti, Đồ lao dụng tâm thiết.
[Địa Mẫu kinh] Bốc viết:
Thử hao xuất đầu niên, Cao đê đa thiên pha.
Cánh khán tam đông lý, Sơn đầu khởi mộ điền.
Nghĩa là,
[Địa Mẫu kinh] nói về năm Canh Tý:
Thái Tuế năm Canh Tý, Nhân dân nhiều đột tử.
Xuân Hạ nước ngập tràn, Thu Đông nhiều đói khát.
Ruộng cao còn một nửa, Lúa mùa chẳng thể gặt.
Vùng Tần Hoài lưu lạc, Ngô Sở lắm cướp đoạt.
Lá dâu chờ sau rẻ, Mẹ tằm ý chẳng vui.
Thấy tằm không thấy tơ, Uổng công lao chăm chút.
[Địa Mẫu kinh] đoán rằng:
Tin chuột dữ đầu năm, Nặng nhẹ nhiều thiên lệch.
Nhìn thêm vào mùa đông, Đầu non thành khu mộ.
Tìm hiểu thêm về Xuân Ngưu Đồ
Từ thời cổ đại, con người tôn sùng thần thánh, chúa, trời,… những đấng vô hình nhưng có quyền năng cao tột, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con người cũng như muôn loài trong thế giới tự nhiên. Những quyền năng ấy của các đấng tối cao, thường được thông báo thông qua những người gọi là “truyền thiên sứ giả”, là những chiêm tinh gia, thiên văn gia, các pháp sư, giáo sĩ, tăng nhân, đạo sĩ,…
Các nền văn minh cổ đại, từ Đông sang Tây, những kiến thức khoa học kỹ thuật đều được hội tụ ở trong các vị “truyền thiên sứ giả” ấy, như ở Trung Quốc có các Thiên Văn gia từ Cam Đức, Thạch Thân, các đạo sĩ,… ở Ấn Độ có các giáo sĩ Bà La Môn, rồi sau này là các tăng nhân thuộc Phật giáo, ở Tây Tạng có các đạo sĩ và các tăng nhân, ở Ai Cập có các pháp sư các phù thủy, ở La Mã có các giáo sĩ thuộc giáo hội Công giáo,… họ dự báo từ điềm trời thông qua Thiên Văn, Lịch Pháp, để xem vụ mùa trồng trọt được mất thế nào, thiên tai mưa nắng ra sao, thịnh thời loạn thế đều có tương ứng và lôgic tùy từng hoàn cảnh và thể chế chính trị cụ thể.
Bức tranh Xuân Ngưu là một trong những sản phẩm của Thiên Văn Lịch Pháp gắn liền với những vị truyền thiên sứ giả ấy. Nguyên nhân nó chỉ là một bức tranh mà không thành hẳn một bộ lịch hay một cuốn ghi chép dự báo thời tiết mùa vụ trong năm, thì lại là do có sự ràng buộc của chính trị và tôn giáo.
Thời xưa, Lịch Pháp (phép làm Lịch) bị cấm truyền ra ngoài triều đình, việc ban hành Lịch cũng bị cấm tuyệt đối mà chỉ là độc quyền của Vua ban ra cho dân chúng nhằm củng cố lòng tin của con dân đối với vua – cái vị mà tự xưng hoặc được dân coi là Thiên Tử, là con Trời, là người hiểu được ý Trời – cứ nghe theo ông ấy mà cấy cày trồng trọt theo Lịch của ông ấy ban hành thì phù hợp thời tiết, thì được mùa, biết được nắng mưa thiên tai lũ lụt để mà ứng phó,…
Những người dân hoặc tổ chức nào mà ban hành bộ Lịch hoặc sửa đổi Lịch do vua ban ra đều bị gàn ghép vào tội mưu phản, khi quân phạm thượng, phải tru di cửu tộc. Chính vì lý do này mà bao nhiêu môn thuật số cổ đại là kết tinh của Thiên Văn Lịch Pháp như Thái Ất, Kỳ Môn, Tử Vi Đẩu Số,… cũng bị cấm truyền ra ngoài, cũng là do chúng gắn bó cực kỳ mật thiết với Lịch Pháp.
Nhưng mà, trong dân gian thời cổ, cũng không phải là ai ai cũng biết chữ để mà xem được Lịch, đồng thời có một số giai đoạn mà Lịch Pháp bị tính sai do sự sai số của các thiên thể vận hành trên bầu trời, do các phép toán trong Thiên Văn chưa đạt được độ chính xác cần thiết, hoặc cũng có thể do năng lực của một số quan Thái Sử có sự hạn chế, vì thế mà bộ Lịch ban hành ra bị sai về thời tiết.
Thí dụ như xem Xuân Thu Tả Truyện thì biết mùa Đông tháng 12 (năm Ai Công XII) có châu chấu phá hoại. Quý Tôn hỏi Khổng Tử. Khổng Tử đáp: “Khâu tôi nghe rằng: chiều mà không thấy sao Hỏa nữa thì côn trùng ẩn phục hết. Nay sao Hỏa vẫn còn thấy chuyển vận về phía Tây. Chắc các nhà làm lịch đã nhầm.” Ý nói nay theo lịch là tháng chạp. Đáng lý ra thì sao Hỏa không còn thấy được vào buổi chiều. Sâu bọ phải ẩn phục hết rồi, vì lạnh. Thế mà nay sao Hỏa vẫn còn thấy hiện, côn trùng còn phá phách, như vậy các nhà làm lịch đã nhầm, đáng lẽ phải có tháng nhuận nữa mới phải.
Bức tranh Xuân Ngưu ban đầu được làm ra cũng với ý nghĩa và mục đích báo hiệu về thời tiết trong năm để cho dân chúng biết đường tham khảo dự liệu, so sánh đối chiếu với Lịch tròng trường hợp Lịch bị tính nhầm. Bởi vì quy đinh cấm dân chúng và các tổ chức ngoài triều đình ban hành Lịch nên các tăng nhân, đạo sĩ, chỉ có thể đưa ra dưới dạng bức tranh, cũng vừa đồng thời ngầm thể hiện quyền năng của tôn giáo để cứu vớt chúng sinh, lại không cần dùng chữ mà chỉ dùng kích thước với màu sắc của các Nhân – Vật trong bức tranh để mô tả những yếu tố Lịch Pháp đồng thời dự báo về thời tiết và mùa vụ – điều này giúp cho những người không biết chữ vẫn có thể hiểu được nội dung bức tranh muốn truyền tải.
Bố cục và mật ngữ của bức tranh gồm:
- Mục Đồng một tay dắt con Trâu, tay kia cầm chiếc roi, đang bước đi trên đồng.
- Mục Đồng còn được gọi là Mang Thần, cao 3 thước 6 tấc, tượng trưng cho 360 ngày của năm thời tiết.
- Cái roi của Mang Thần, cao 2 thước 4 tấc, tượng trưng cho 24 Tiết Khí.
- Con Trâu, cao 4 thước dài 8 thước, tượng trưng cho Tứ thời bát Tiết (4 Mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông; 8 Tiết là Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí). Đuôi con Trâu dài 1 thước 2 tấc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm.
- Chân của Mục Đồng mà năm nào không đi dày đồng thời ống quần xắn cao, thì dự báo năm ấy mưa lũ nhiều. Nếu như hai chân đều đi giày cỏ thì dự báo năm ấy nắng to khô hạn. Nếu tấp tểnh chân giày chân đất thì dự báo năm ấy thời tiết thuận hòa, mưa nắng điều độ.
- Búi tóc, thắt lưng, màu sắc của trang phục quần áo của Mục Đồng cũng đều có quy định rõ ràng theo Can Chi Ngũ Hành của ngày Lập Xuân. Thậm chí giới tính của Mục Đồng, tuổi tác của Mục Đồng, cũng đều có những quy định mang những nội hàm ẩn mật riêng.
- Màu sắc của con Trâu cũng vậy, nếu đầu Trâu màu xanh lục thì dự đoán năm ấy khí Mộc nhiều, mùa Xuân có gió lớn. Nếu tứ chi của Trâu màu vàng, dự đoán năm ấy lúa mùa bội thu, nhất là các đồng nơi thung lũng. Nếu bụng con Trâu màu xanh lam, dự đoán năm ấy mưa nhiều, úng ngập.
- …
Để đưa ra một bức tranh Xuân Ngưu vào đầu năm, người ta căn cứ vào nhiều yếu tố dự đoán, tính toán, trong đó có một nguyên tắc đếm Trâu và đếm Rồng, tức là xem sau ngày Lập Xuân mấy ngày thì đến chi Sửu, hoặc sau ngày Lập Xuân mấy ngày thì đến chi Thìn, có nhiều Trâu hơn Rồng thì mùa màng bội thu, có nhiều Rồng thì bị nó hút nước nên hạn hán.
Thí dụ sau ngày Lập Xuân 10 ngày thì đến ngày Sửu thì coi là có 10 con trâu, nhiều hơn số con Rồng nên năm đó sẽ tốt về mùa màng.
Sau này, do Lịch Pháp có những cải tiến chính xác hơn nhờ những tiến bộ của nền toán học, những dụng cụ đo đạc Thiên Văn tốt hơn, nên không còn nhiều sai lệch nữa. Cho nên tranh Xuân Ngưu lại giảm tầm quan trọng về việc hiệu chỉnh các dự đoán về thời tiết và mùa vụ.
Ngoài ra, Mật Tông, Đại Thừa và Thiền Tông có những bức tranh về Mục Đồng và Trâu nhưng lại thiên về ý nghĩa của phương thức tu tập pháp môn, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là biến thể của tranh Xuân Ngưu.
Thanh Phong Các – Tổ chức nghiên cứu học thuật chuyên sâu
Ngoài diễn đàn Tử Vi Việt Nam thì gần đây, thầy Nguyễn Trọng Tuệ có thiết lập 1 tổ chức mới để đi vào nghiên cứu huyền học chuyên sâu là Thanh Phong Các. Thanh Phong Các bao gồm những thành viên nhiệt huyết đã qua sàng lọc của diễn đàn Tử Vi Việt Nam, tất cả được thầy Nguyễn Trọng Tuệ tập trung lại, rèn luyện chuyên sâu để có thể có một đội ngũ mạnh mẽ hơn nữa trong việc thúc đẩy phong trào nghiên cứu huyền học trong tương lai.
Đầu xuân Canh Tý 2020, Thanh Phong Các có tổ chức xem Tử Vi, Tướng Pháp, Kinh Dịch vui xuân để gắn kết hơn nữa những người yêu thích Tử Vi, yêu thích các môn huyền học….Dưới đây là một vài hình ảnh vui xuân luận số Canh Tý 2020, mọi người cùng xem nha.
Góc trong cùng bên phải là thầy Huân Đức Vũ, rất được mọi người yêu mến bởi thầy xem rất chi tiết
Đây là thầy Xuân Thiềm, thầy rất giỏi Tử Vi và Phong Thủy, trong hình là thầy đang xem số cho 2 vợ chồng trẻ.
Người mặc áo xanh sát tường chính là thầy Nguyễn Trọng Tuệ (Tuetvnb) của chúng ta.
Người đang xem số cho khách chính là Cô Trang, bật mí ngoài việc xem số, cô còn là chủ một doanh nghiệp về Sơn nước
Người mặc áo đen kiểu tàu chính là thày Nguyễn Ngọc Đô, một người rất có tiếng tăm trong làng huyền học Việt Nam
Sau khi được các thầy ” Xem Số”. mọi người lại chung vui ở phòng khách.
Trưởng ban tiếp tân, cô Tống Thùy, cô là chủ một doanh nghiệp chuyên đồ bảo hộ lao động
Đây là thầy Trọng Hưởng một người rất giỏi món Lục Hào, công việc chính của thầy là quản lý kinh doanh sữa của 3 tỉnh Miền Bắc dù ngành thầy học là Cầu Đường Bộ…
Thầy Lê Thành, món sở trường của thầy là Tử Vi, ngoài ra thầy còn quản lý trong tay 3 công ty chuyên mảng xây dựng dân dụng.
Cô Hằng Nga, cô này đa tài lắm, ko rõ công ty chính của cô làm gì, nhưng mình biết chính xác cô đang có 3 cửa hàng tóc, 2 cửa hàng chuyên về massage.
Người con gái duy nhất của tổ đội trên là cô Kim Thoa, chuyên gia Marketing. Về huyền học thì cô chuyên xem mảng tật bệnh cho mọi người.
Bộ ảnh được thực hiện bởi Cohoc.vn, Admin của Cohoc.vn chính là Giám Sát Sứ, thay mặt thầy Nguyễn Trọng Tuệ kiểm tra, theo dõi và đôn đốc hoạt động của Thanh Phong Các – Thầy Phú Hà 😀
Chân thành cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết, xin chân thành cảm ơn!!!
(Phần viết về Xuân Ngưu Đồ Canh Tý Niên do cụ Quách Ngọc Bội biên soạn!)